Tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, tái cơ cấu DNNN thuộc Tập đoàn Dệt May đến tháng 9 năm 2014

Bản in Bình luận

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án, Bộ Công Thương đã ủy quyền cho Vinatex thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng.

Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và Đề án tái cơ cấu DNNN thuộc Tập đoàn Dệt May (Vinatex) giai đoạn 2011-2015:

Ngày 12/01/2012, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 71/TTg-ĐMDN phê duyệt Phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Vinatex giai đoạn 2011-2015. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 doanh nghiệp do Vinatex nắm giữ 100% vốn điều lệ; thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6524/VPCP-ĐMDN ngày 20/ 9/2011 của Văn phòng Chính phủ.

Ngày 08/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 320/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinatex giai đoạn 2013-2015, trong đó Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cổ phần hóa Công ty mẹ-Tập đoàn  Dệt May. Đồng thời, tiếp tục duy trì 04 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; 06 công ty cổ phần do Công ty mẹ nắm giữ trên 50% đến 65% vốn điều lệ; 20 công ty cổ phần do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ

Tình hình cổ phần hóa trong 9 tháng đầu năm 2014

Theo Báo cáo của Vinatex về tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên, Vinatex đã đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy định trong công tác cổ phần hóa Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên.

Ngày 06/5/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 646/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ-Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tại Quyết định này, hình thức cổ phần hoá là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Vinatex có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Tổng số cổ phần là 500 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 255.000.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 3.000.850 cổ phần, chiếm 0,6% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 120.000.000 cổ phần, chiếm 24% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai 121.999.150 cổ phần, chiếm 24,40% vốn điều lệ.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án, Bộ Công Thương đã ủy quyền cho Vinatex thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng với lộ trình như sau:

Công việc

Thời gian thực hiện

1. Thời điểm công bố thông tin

6/2014

2. Bộ Công Thương phê duyệt tiêu chí nhà đầu tư chiến lược và Tổ chức Road show

7/2014

3. Tổ chức đấu giá lần đầu

Cuối tháng 7/2014

4. Đại hội đồng cổ đông và đăng ký kinh doanh

9/2014

Ngày 22/09/2014, Vinatex đã tổ chức đấu giá cổ phần phát hành ra công chúng lần đầu. Buổi đấu giá có sự tham gia của 87 nhà đầu tư đăng ký đấu giá 110,5 triệu cổ phần. Trong đó gồm 54 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 18 cá nhân nước ngoài, 3 tổ chức trong nước và 12 tổ chức nước ngoài. Sau khi bán cổ phần, Nhà nước nắm giữ khoảng hơn 53% vốn điều lệ tại Vinatex.

Kết quả cổ phần hóa Công ty mẹ -Vinatex đến tháng 9 năm 2014

Tên công ty

Hình thức sắp xếp giai đoạn 2012-2015 được phê duyệt

Kết quả thực hiện

Công ty mẹ-Vinatex, gồm:

1. Văn phòng Công ty mẹ

2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc

2.1 TT xử lý nước thải KCN Dệt May Phố Nối

2.2 Xí nghiệp Veston Hải Phòng

3. Công ty TNHH:

3.1 Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân;

3.2 Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Phương;

3.3 Công ty TNHH MTV Dệt 8-3

3.4 Công ty TNHH MTV Thương mại thời trang Dệt May VN

Cổ phần hóa Nhà nước nắm giữ chi phối

Hoàn thành

Về định hướng kinh doanh sau cổ phần hóa, Vinatex hướng tới hoạt động theo mô hình đa sở hữu với lĩnh vực cốt lõi là ngành dệt may. Dự kiến Vinatex chỉ sở hữu 51%-65% vốn điều lệ tại các đơn vị thành viên nằm trong chuỗi ODM (phương thức sản xuất trọn gói kèm thiết kế), còn các đơn vị khác sẽ giảm dần tỷ lệ sở hữu xuống khoảng 30%.

Nguồn: http://www.business.gov.vn

Ý kiến độc giả

Protected by FormShield
Refresh

Cùng chuyên mục

Xem tiếp >>