Tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương đến tháng 6 năm 2014

Bản in Bình luận
Ngày 01/12/2011, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 2219/TTg-ĐMDN phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Công Thương thực hiện sắp xếp như sau: Thực hiện cổ phần hóa Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn: 03 tổng công ty; thực hiện cổ phần hóa Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: 07 công ty TNHH MTV trực thuộc Bộ; Thực hiện cổ phần hóa 10 công ty TNHH MTV là công ty con của các Tổng công ty thuộc Bộ.
Theo Báo cáo số 6428/BCT-TCCB ngày 10/7/2014 của Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương đã đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu theo các phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp. Kết quả thực hiện 06 tháng đầu năm như sau:
- Hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Bộ Công Thương đang chỉ đạo các đơn vị này tích cực triển khai công tác bán cổ phần lần đầu ra công chúng.
- Triển khai các bước để cổ phần hóa Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
- Hoàn thành cổ phần hóa 01 đơn vị thành viên Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp và 01 đơn vị của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc Bộ Công Thương đến tháng 6 năm 2014

STT

Tên công ty

Hình thức sắp xếp giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt

Kết quả thực hiện tính đến tháng 06/2014

1

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

1.1

Công ty thực phẩm miền Bắc

Cổ phần hóa

Đang triển khai

1.2

Các công ty thuốc lá phía Nam (Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cửu Long)

Sắp xếp lại mô hình mẹ con

Đang triển khai

1.3

Các công ty thuốc lá phía Bắc (Thăng Long, Thanh Hóa, Bắc Sơn)

Sắp xếp lại mô hình mẹ con

Đang triển khai

2

TCT Giấy Việt Nam

Cổ phần hóa

Đang triển khai

2.1

Công ty Vận tải và chế biến lâm sản

Cổ phần hóa

Hoàn thành

2.2

Công ty Thiết kế lâm nghiệp

Cổ phần hóa

Đang triển khai

2.3

Công ty Giấy Tissue Sông Đuống

Cổ phần hóa

Đang triển khai

2.4

Công ty chế biến và xuất nhập khẩu dăm mảnh

Cổ phần hóa

Đang triển khai

2.5

Công ty Lâm nghiệp A Mai

Sáp nhập

Hoàn thành

2.6

Công ty Lâm nghiệp Mộc Sơn

Sáp nhập

Hoàn thành

3

TCT Máy và thiết bị công nghiệp

Cổ phần hóa

Đang triển khai

3.1

Công ty TNHH MTV Cơ khí duyên hải

Cổ phần hóa

Hoàn thành

3.2

Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ kỹ thuật

Cổ phần hóa

Đang triển khai

3.3

Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí

Cổ phần hóa

Đang triển khai

3.4

Công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung

Cổ phần hóa

Đang triển khai

3.5

Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội

Cổ phần hóa

Đang triển khai

4

TCT Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam

Cổ phần hóa

Đang triển khai

4.1

Công ty TNHH MTV Chế tạo động cơ và máy nông nghiệp Miền Nam (SVEAM)

Cổ phần hóa

Đang triển khai

4.2

Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo

Cổ phần hóa

Đang triển khai

 

Công ty TNHH MTV Máy kéo và máy nông nghiệp

Cổ phần hóa

Đang triển khai

 

Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công

Cổ phần hóa

Đang triển khai

5

TCT CN Dầu thực vật Việt Nam

Cổ phần hóa

Đang triển khai

6

Công ty thực phẩm và đầu tư Fococev

Cổ phần hóa

Đang triển khai

7

Công ty Điện máy và đầu tư

Cổ phần hóa

Đang triển khai

8

Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC

Cổ phần hóa

Đang triển khai

9

Công ty xây lắp và vật liệu xây dựng V

Cổ phần hóa

Đang triển khai

Trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi DNNN, Bộ Công Thương gặp một số khó khăn, vướng mắc sau:

- Về yếu tố khách quan: Thị trường chứng khoán ảm đạm làm ảnh hưởng đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp.

- Về yếu tố chủ quan: Một số doanh nghiệp sản xuát kinh doanh khó khăn, thua lỗ, có nhiều tồn tại về vấn đề tài chính, công nợ đã dẫn đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn bị chậm.

Vừa qua Chính phủ đã ban hành một số cơ chế chính sách để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp (Nghị quyết số 15/NQ-CP). Đây là giải pháp được đánh giá là sẽ tác động tích cực đến quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, Bộ Công Thương đề xuất sớm hoàn thiện văn bản để pháp lý hóa Nghị quyết nêu trê, kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện.Một số khó khăn, vướng mắc.
 
Bộ Công Thương nhận định bên cạnh những yếu tố khách quan như thị trường chứng khoán ảm đảm làm ảnh hưởng đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp, công tác cổ phần hóa, thoái vốn bị chậm rơi vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ, có nhiều tồn tại về vấn đề về tài chính, công nợ.
Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp, trong đó cho phép thoái vốn dưới mện giá, dưới giá trị sổ sách hoặc thoái vốn trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Đây là các giải pháp được đánh giá là sẽ tác động tích cực đến quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp (Thanh Hương).

Nguồn: http://www.business.gov.vn

Ý kiến độc giả

Protected by FormShield
Refresh

Cùng chuyên mục

Xem tiếp >>