Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Kết quả triển khai Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2014

Bản in Bình luận

Giai đoạn 2012-2015, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục duy trì Công ty mẹ và 4 đơn vị sự nghiệp nằm trong cơ cấu Công ty mẹ; duy trì 22 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và 38 công ty cổ phần

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Kết quả triển khai Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2014

1. Đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) các đơn vị thành viên

Ngày 5/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su giai đoạn 2012-2015. Theo đó, trong giai đoạn này, Tập đoàn tiếp tục duy trì Công ty mẹ và 4 đơn vị sự nghiệp nằm trong cơ cấu Công ty mẹ; duy trì 22 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) và 38 công ty cổ phần (CTCP).

Đẩy mạnh CPH theo tinh thần Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ, Tập đoàn dự kiến sẽ CPH 02 công ty trong năm 2014 và 03 công ty trong năm 2015. Tuy nhiên, Tập đoàn đã xin điều chỉnh và được chấp thuận thời gian thực hiện CPH 02 công ty trong năm 2014 sang năm 2015. Như vậy, dự kiến trong năm 2015, Tập đoàn sẽ CPH 05 công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng và chăm sóc cao su, bao gồm: Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa, Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.

Tính đến thời điểm 31/12/2014, Tập đoàn đã có Quyết định CPH 05 công ty trong năm 2015, đồng thời có văn bản hướng dẫn công tác tổng kiểm kê ở thời điểm 1/1/2015, lập kế hoạch sử dụng đất, đề cương kiểm kê vườn cây cao su, ban hành suất đầu tư vườn cây cao su theo giá hiện hành… để làm cơ sở xây dựng hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp. Trong quý I/2015, Tập đoàn sẽ hoàn thành việc lựa chọn đơn vị tư vấn, để tiến hành các thủ tục định giá, xây dựng phương án chào giá bán theo đúng quy định.

2. Sắp xếp, tái cơ cấu các đơn vị thành viên

-   Tập đoàn đã chỉ đạo các công ty thuộc khối công nghiệp, dịch vụ sắp xếp lại cơ cấu cổ đông là doanh nghiệp thành viên Tập đoàn bao gồm CTCP Gỗ Thuận An, CTCP Bóng Thể Thao, CTCP Khu công nghiệp Hố Nai, CTCP Cơ khí Cao su, CTCP Công nghiệp &XNK Cao su. Các đơn vị đã tiến hành thương thảo hợp đồng và đã hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần tại các công ty trong năm 2014 như Công ty TNHH MTV cao su Bình Long chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty cổ phần Cao su Bình Long Tà Thiết cho Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh với tổng giá trị chuyển nhượng là 80,3 tỷ đồng.

3. Tình hình thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

Cùng với việc sắp xếp, CPH các đơn vị thành viên, năm 2014, Tập đoàn đã thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính theo Quyết định số 3369/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 31/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tính đến ngày 31/12/2014, toàn Tập đoàn đã thoái vốn tại các đơn vị ngoài ngành kinh doanh chính và thu về 896,49 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2014 Tập đoàn đã thoái vốn 578,52 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách), thu về 703,65 tỷ đồng. Cụ thể: công ty mẹ đã thoái vốn tại CTCP đầu tư Sài Gòn VRG, Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn–Hà nội, CTCP chứng khoán Sài Gòn–Hà Nội, Công ty TNHH BOT Đồng Tháp, …. Đồng thời, 17 đơn vị thành viên đã thoái vốn thành công ở một số công ty, thực hiện thoái 144,37 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách), thu về 297,38 tỷ đồng, lãi 153,01 tỷ đồng, đạt 11% kế hoạch thoái vốn đã được Tập đoàn phê duyệt.

Bảng về tiến độ thoái vốn tại toàn Tập đoàn

STT

Tên DN thoái vốn

Kế hoạch

(tỷ VND)

Thực hiện năm 2014 (tỷ)

Lũy kế đến trước kỳ (tỷ)

I

Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

1

NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

363,00

335,78

335,8

2

Cty CPCK Sài Gòn – Hà Nội

38,05

37,39

37,4

3

Cty TNHH BOT CSHT Đồng Tháp

2,76

1,23

3,0

4

CTCP Sài Gòn VRG

90

 

191,0

5

CTCP TMDV&DL Cao su

224,2

18,38

18,4

6

Quỹ đầu tư Việt Nam (VIF)

76,5

13,5

13,5

II

Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa

50,27

50,3

1

CTCP chiếu xạ An Phú

12,5

17,63

17,63

2

Công ty Phú Việt Tín

0

32,64

32,64

III

CTY TNHH MTV Cao su Chưsê

14,07

14,1

1

Công ty TNHH BOT CSHT Đồng Tháp

18,4

12,27

12,3

2

CTCP TMDV&DL Cao su

14,6

1,8

1,8

V

Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên

1,07

1,1

1

CTCP TMDVDL Cao su

 

1,07

1,1

VI

Công ty TNHH MTV cao su Bình Long

1,07

1,1

 

CTCP TMDVDL Cao su

 

1,07

1,1

VII

Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

90,72

90,7

 

Công ty Phú Việt Tín –TP HCM

 

83,93

83,9

 

CTCP TMDVDL Cao su

 

6,79

6,8

VIII

Cty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

0,91

0,91

 

CTCP Nước môt trường An Điền

 

0,76

0,76

 

Công ty TNHH BVTV Sài Gòn

 

0,15

0,15

IX

Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh

1,8

1,8

 

Công ty CP TMDVDL Cao su

 

1,8

1,8

X

Công ty TNHH MTV cao su Mang Yang

1,15

1,15

 

CTCP TMDVDL Cao su

 

1,15

1,15

XI

CTCP Cao su Phước Hòa

135,51

135,51

 

CTCP Đầu tư Sài gòn VRG

 

135,51

135,51

XII

CTCP Cao su Tây Ninh

0,82

0,82

 

CTCP TMDVDL Cao su

 

0,82

0,82

Tổng cộng

703,65

896,5

(Nguồn : Báo cáo thực hiện Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và điều chỉnh lộ trình thoái vốn ngoài ngành sản xuất chính)

-   Hiện nay, Tập đoàn đã ký hợp đồng với các công ty tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện việc thẩm định giá, xây dựng phương án thoái vốn, bán đấu giá và tìm kiếm nhà đầu tư tại Công ty TNHH BOT CSHT Đồng Tháp, Công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng VRG, CTCP Tổng công ty thủy lợi 4, CTCP FICO Tây Ninh và CTCP ĐTXD&PTNL Vinaconex. Đối với nhóm các công ty thủy điện do Tập đoàn giữ quyền chi phối: do liên quan đến việc Tập đoàn bảo lãnh các khoản vay nên không thể tổ chức bán đấu giá công khai, rộng rãi. Tập đoàn có chủ trương sẽ thương thảo với nhà đầu tư, khi mua lại cổ phần phải đủ khả năng thay Tập đoàn bảo lãnh các khoản vay này. Đến nay, Tập đoàn đã hoàn tất việc thẩm định giá cho CTCP Bảo Lộc 15.647 đ/cp, CTCP Sông Côn 12.168 đ/cp, CTCP Dak Nông 10.001 đ/cp, CTCP Phú Yên 10.092đ/cp.

-   Ngoài ra, Tập đoàn đã ký hợp đồng tư vấn tìm đối tác đầu tư với Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance) để môi giới cho 2 đối tác là SN Power và CTCP Thủy điện Đa Nhim–Hàm Thuận–Đa Mi (DHD), CTCP chứng khoán Maritime Bank (MSBS); đồng thời trực tiếp làm việc với các đối tác để đàm phán nhằm đưa ra mức giá tốt nhất khi thoái vốn tại các doanh nghiệp.

4. Đánh giá, kiến nghị

Quá trình thực hiện tái cơ cấu tại Tập đoàn có một số khó khăn như sau :

- Thứ nhất, về cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp để CPH các công ty cao su theo Thông tư 132/2011/TT-BTC ngày 28/9/2011 của Bộ Tài chính hiện nay còn nhiều bất cập  đặc biệt là trong tình hình giá cao su sụt giảm như hiện nay. Hiện Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Bộ Tài chính đang phối hợp xây dựng thông tư liên tịch về phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Đây là cơ sở để xác định giá trị vườn cây cao su khi CPH và cần phải được ban hành sớm để triển khai thực hiện.

-   Thứ hai, phần lớn các công ty mà Tập đoàn cần thoái vốn có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế trong nước còn khó khăn, thị trường chứng khoán vẫn chưa phục hồi, sức mua giảm mạnh, để đảm bảo việc bảo toàn vốn Nhà nước và theo đúng giá trị doanh nghiệp thì giá thẩm định tại các công ty cần thoái vốn phần lớn đều cao. Vì thế, việc thực hiện thoái vốn có thể gặp khó khăn và kéo dài.

-   Thứ ba, theo Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, nhằm xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì việc xác định giá khởi điểm khi thoái vốn phải được thẩm định thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá. Trong khi công việc này thường kéo dài, chứng thư thẩm định giá lại có giá trị chỉ từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, khi đấu giá không thành công phải đấu giá lại thì nhiều trường hợp chứng thư đã quá hạn sử dụng, phải thẩm định giá lại. Ngoài ra, với các trường hợp tỷ lệ góp vốn trong các doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp thoái vốn không hợp tác, việc thẩm định giá không thực hiện được. Một số trường hơp giá trị thoái vốn nhỏ, chi phí thẩm định giá lại lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả việc thoái vốn.

Nguồn: http://www.business.gov.vn

Ý kiến độc giả

Protected by FormShield
Refresh

Cùng chuyên mục

Xem tiếp >>